Mục lục

Blog

Kiến thức chữa lành luân xa cơ bản (Phần 1)

Tìm hiểu về kiến thức chữa lành luân xa cơ bản (Phần 1)

Chia sẻ qua

I. Luân xa là gì, ở đâu:

– Theo tiếng Phạn (Sanskrit) thì luân xa (chakras) nghĩa là những bánh xe quay (wheels spinning).

– Theo Anodea Judith, luân xa là những trung tâm năng lượng được tổ chức để tiếp nhận, đồng hóa, và truyền năng lượng sống.

– Con người có 7 lớp cơ thể, các lớp sau bao quanh các lớp trước:

  1. Cơ thể vật lý (physical body)
  2. Cơ thể năng lượng (estheric or energy body)
  3. Cơ thể cảm xúc (emotional or astral body)
  4. Cơ thể tâm trí (mental body)
  5. Cơ thể nhân quả (causal body)
  6. Cơ thể Bồ Đề (Buddhist body)
  7. Cơ thể Niết Bàn hay thể khai sáng (Nirvana body)

II. Mất cân bằng luân xa

Luân xa không có đóng hay mở mà chỉ có cân bằng hay mất cân bằng, nên khuyến nghị đừng nghe ai nói mà đi mở luân xa, nhiều người rất thích mở luân xa con mắt thứ ba, mà mở xong thì lợi ích đâu chưa thấy, chủ yếu báo lại là thấy cõi âm rồi đâm ra sợ hãi!

– Người bình thường không thể nhìn thấy hay cảm thấy luân xa, chỉ những vị Yogi thiền định sâu, vào trạng thái nhập định và mở mắt thứ 3 mới thấy hình dạng luân xa.

– Ta chỉ có thể nhận biết sự cân bằng hay mất cân bằng luân xa bằng cách nhận biết và phân tích các biểu hiện của cơ thể và tinh thần:

1. Cơ thể: hình dáng, sắc diện và bệnh vật lý.

2. Hành vi:

  • Suy nghĩ và cảm xúc
  • Cách thức đương đầu: tránh né hay trực diện, xem đó là vấn đề không thể giải quyết hay chỉ là thử thách có thể vượt qua.

3. Môi trường: gặp cùng những vấn đề lặp lại.

Làm sao nhận diện được những vấn đề hay những mẫu hành vi, sự kiện bị lặp lại: quan sát cuộc sống thật sâu sắc rồi tự nhận biết, hoặc bằng cách làm lắng dịu tâm trí thông qua thiền định (meditation), hoặc được người khác gợi ý.

* Nếu luân xa cân bằng và thẳng hàng:

– Dòng năng lượng đi từ dưới lên (từ luân xa gốc root chakra đến luân xa vương miện crown chakra) là sự giải phóng, sự tự do khỏi khổ đau, vướng mắc, ràng buộc.

– Dòng năng lượng đi từ trên xuống (từ luân xa vương miệng đến luân xa gốc) làm lưu thông dòng hiện thực hóa, giúp dễ dàng hiện thực hóa khao khát. Chú thích thêm là khao khát đến từ cơ thể cảm xúc (astral or emotional).

* Ăn uống thuần thực vật, thiền định, buông bỏ những vết thương quá khứ và mở rộng nhận thức, thay đổi tư duy, thái độ và kiểu hành vi ứng xử lệch lạc là những yếu tố quan trọng giúp cân bằng luân xa. Theo ý riêng của tôi thì ngoài những việc đó, mọi người có thể thêm vào những thực hành khác phù hợp với mình hoặc trị liệu tâm lý, v.v… để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, hỗ trợ làm cân bằng luân xa.

* Thiền định (meditation) là làm trống tâm trí (zero mind) để nhận năng lượng vũ trụ (cosmic energy). Khi thiền định thì ngồi tư thế kiết già, hay bán già, hay chỉ cần xếp bằng bình thường, 2 tay đan vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên và đặt trên chân (xem hình sư ngồi thiền). Thiền định bằng cách quan sát hơi thở tự nhiên vào ra 2 lỗ mũi của bạn, không cần quá tập trung vào hơi thở hay cố gắng thở mạnh hay nhẹ, ngắn hay dài, mà chỉ cần bình thản quan sát hơi thở, nhận biết trạng thái tự nhiên của hơi thở như nó đang là, cũng không cần phân tích mình đang thở như thế nào. Trong quá trình quan sát hơi thở, khi có suy nghĩ đến thì biết là mình đang suy nghĩ vẩn vơ, lập tức ngắt dòng suy nghĩ và quay về quan sát hơi thở, lưu ý không cố gắng gồng để chặn suy nghĩ vì suy nghĩ là tự động, chỉ cần biết mỗi lần mình đang bị suy nghĩ cuốn đi thì quay lại quan sát hơi thở, cứ làm như vậy hoài thì từ từ suy nghĩ sẽ bớt đi theo mỗi thời thiền.

III. Vì sao luân xa mất cân bằng:

1. Những điều gây trở ngại cho luân xa là trải nghiệm sống tiêu cực:

  • Bị lập trình xã hội (social programming)
  • Hoàn cảnh văn hóa (cultural conditioning)
  • Sang chấn khi còn nhỏ (childhood traumas)
  • Hệ thồng niềm tin giới hạn (limited belief systems)
  • Chấn thương thực thể (physical injuries)
  • Tổn thương tâm lý (emotional wound)
  • Hoàn cảnh bất ổn, như chiến tranh, nghèo đói (oppressive environments)
  • Thiếu sự quan tâm (lack of attention)

2. Những cách không lành mạnh để đối diện với thử thách: luân xa mất cân bằng có thể là ở dạng quá mức hoặc quá yếu hoặc cả hai.

2.1. Đối với những luân xa mất cân bằng ở mô thức quá mức (excessive):

Tăng năng lượng và mức tập trung để chiến đấu với những vấn đề tiêu cực và áp lực. Luân xa trở nên dày đặc và trì trệ.

2.2. Đối với những luân xa mất cân bằng ở mô thức quá yếu (deficient):

Giảm năng lượng và sự tập trung để tránh né vấn đề tiêu cực và áp lực. Luân xa trở nên trống rỗng và vô dụng.

IV. Mất cân bằng ở từng luân xa:

3.1 Luân xa 1: Luân xa gốc (Root Chakra):

Vị trí: có thuyết ghi là giữa cơ quan sinh dục và hậu môn, thầy dạy là ở xương cùng cột sống (dịch từ base of spine), vì có sự khác nhau về vị trí theo quan điểm của vài người nên chỗ nào không chắc mình sẽ bỏ qua, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm.

Phạn ngữ: Muladhara

Quyền cơ bản (basic right): ở đây (to be here)

Luân xa về những vấn đề vật lý, sống còn. Hình thành từ trong bụng mẹ.

– Những rối loạn thể chất liên quan đến luân xa gốc:

  1. Rối loạn hệ tiêu hóa như ruột non, ruột già, hậu môn, v.v…
  2. Rối loạn ở những phần cứng của cơ thể như xương, răng, v.v…
  3. Những vấn đề ở đầu gối, chân, bàn chân, xương cùng cột sống (base of spine)

Quỷ luân xa (chakra demon): là những năng lượng can thiệp vào sự khỏe mạnh của mỗi luân xa. Luân xa không khỏe là luân xa mất cân bằng.

– Quỷ của luân xa gốc là:

  • Nỗi sợ (fear) —> Dùng niềm tin (trust) để chiến thắng nỗi sợ.
  • Đứa trẻ do mang bầu ngoài ý muốn và sang chấn khi sanh.
  • Tất cả những gì khiến đứa trẻ cảm thấy bị từ bỏ, trừng phạt hoặc không được mong muốn, gia đình chia lìa, ly tán, chứng kiến người thân mất, bị bệnh nặng, v.v…
  • Nuôi dưỡng:
    • Bị từ chối cho ăn những thức ăn yêu thích
    • Bị ép hoặc bị thao túng bắt ăn những thứ không thích
    • Ăn uống trở thành nỗi khổ đau
  • Bị lạm dụng thể chất, gặp tai nạn hoặc mổ xẻ dẫn đến nỗi đau và mất niềm tin, thiếu an toàn và không thể sống an lạc, nguy hại nữa là có thể dẫn đến sự phân tách cơ thể và tâm trí.
  • Cha mẹ gặp sang chấn từ nhỏ và gặp những sự kiện bất toàn như mất việc, khó khăn tài chính,v.v.. truyền cho con những nỗi sợ và sự thiếu an toàn của họ.

Biểu hiện của luân xa mất cân bằng dạng quá yếu (deficient):

  1. Vệ sinh và chăm sóc cơ thể kém.
  2. Cân nặng quá thấp, suy nhược cơ thể
  3. Sợ hãi, lo âu, khó thư giãn, nghỉ ngơi
  4. Khó tập trung và ý thức kém
  5. Vô tổ chức, khó khăn tài chính
  6. Mơ tưởng viễn vong, thiếu thực tế

Biểu hiện của luân xa mất cân bằng dạng quá mức (excessive):

  1. Cực kỳ tuân theo quy cũ, thiếu linh hoạt và chống lại thay đổi 1 cách mù quáng
  2. Cuồng việc tích trữ, đam mê sở hữu vật chất, tham lam
  3. Ăn uống vô độ và nặng cân quá mức, chậm chạp, mệt mỏi.
  4. Chỉ tập trung đạt được danh vọng và tiền tài
  5. Ranh giới cứng nhắc (rigid boundaries)

Biểu hiện luân xa gốc cân bằng:

  1. Cảm giác an toàn và tin tưởng
  2. Thoải mái về thể chất và trong sinh hoạt hàng ngày
  3. Cảm thấy vững chải, an tâm, chắc chắn, quyết đoán, có động lực lành mạnh.

Phương pháp cân bằng luân xa gốc:

1. Kéo (Pull): thực hành thiền định thường xuyên, không cần phải ngồi lâu mà cần đều đặn, ví dụ thiền mỗi lần 15 phút cũng được nhưng đều đặn mỗi ngày, rồi từ từ tăng thời gian thiền theo khả năng, chứ không phải có ngày thiền 7 tiếng đồng hồ rồi 1 tuần sau mới thiền lại.

2. Đẩy (Push): – Chấm dứt tạo ra, cũng như không tham gia và ủng hộ nỗi sợ (giết hại và ăn thịt động vật), mà cần trở thành người ăn uống thuần thực vật (thuần chay)

“Ăn chay là chuyển đổi từ “con người – động vật” thành “con người – người”. Thiền định là chuyển đổi “con người – người” thành “con người – thần thánh”! Nhân loại chỉ cần hoàn thành hai bước tiến vĩ đại: một là từ bạo lực trở thành phi bạo lực (từ ăn mặn sang ăn chay) và điều còn lại là từ tỉnh thức cơ thể sang tỉnh thức linh hồn.” (Minh sư Patriji)

– Đối diện nỗi sợ và giải quyết bằng tỉnh thức và những phương pháp phù hợp. Càng đối diện với nỗi sợ bằng tỉnh giác, nỗi sợ sẽ chuyển hóa thành sức mạnh và niềm tin.

– Hòa mình vào thiên nhiên và phát triển 1 vài thói quen lành mạnh và thực hành thường xuyên, đều đặn.

Luân xa gốc rất quan trọng và vô cùng cần thiết được quan tâm làm cân bằng vì luân xa gốc cân bằng thì mới giúp kéo và hỗ trợ những luân xa khác cân bằng. Luân xa gốc không cân bằng thì những luân xa khác cũng khó cân bằng.

3.2 Luân xa 2:

Phạn ngữ: Swadhisthana

Quyền cơ bản: cảm thấy

Đối lập với cảm giác tội lỗi là thanh thản

Quỷ luân xa 2:

  1. Gia đình thiếu hóa khí, ít thương yêu, bị làm cái bóng
  2. Bị cấm đoán là không được suy nghĩ hay “cảm thấy” theo 1 cách nào đó, cảm xúc bị đông cứng
  3. Cảm xúc và mong muốn chỉ theo những gì cha mẹ muốn, bị thao túng cảm xúc, nếu không thì trở thành đứa trẻ bị thù địch (enmeshed child)
  4. Những niềm vui thích bị chối bỏ hoặc ngăn cấm
  5. Bị lạm dụng tình dục hoặc hiếp dâm

– Rối loạn thể chất:

  1. Sự thèm muốn không lành mạnh ở những lĩnh vực như ăn uống, tình dục hoặc tìm kiếm cảm giác mạnh (thrill-seeking), v.v…
  2. Chứng nghiện: ma túy và những chất tương tự, rượu bia, chất cấm, v.v…

– Biểu hiện của luân xa 2 mất cân bằng dạng quá yếu (deficient):

  1. Thiếu cảm xúc, thiếu hứng thú và ước muốn
  2. Trí tuệ cảm xúc ở mức thấp
  3. Kỹ năng xã hội kém
  4. Ranh giới quá mức (excessive boundaries)
  5. Cứng nhắc về mặc cơ thể và thái độ (rigidity in body and attitudes)
  6. Chối bỏ niềm vui
  7. Giảm ham muốn tình dục đáng kể, hoặc sợ quan hệ tình dục.

– Biểu hiện luân xa 2 mất cân bằng dạng quá mức (excessive):

  1. Bị cảm xúc làm chủ, dẫn dắt, khiến thiếu sáng suốt
  2. Quá nhạy cảm hoặc độc tài cảm xúc
  3. Không có khả năng tạo ra những ranh giới lành mạnh
  4. Đồng phụ thuộc, quyến rũ để thao túng hoặc nghiện khoái cảm

– Rối loạn thể chất liên quan đến mất cân bằng luân xa 2:

  1. Rối loạn cơ quan sinh sản, lá lách, hệ tiết niệu, rối loạn kinh nguyệt
  2. Rối loạn chức năng tình dục, đau lưng dưới, thắt lưng, đầu gối
  3. Mất cảm giác, mất hứng thú tình dục, chán ăn, thiếu linh hoạt

– Biểu hiện luân xa 2 cân bằng:

  1. Nhận diện được cảm xúc của bản thân và người khác
  2. Tin tưởng vào cảm xúc của chính mình
  3. Học cách độc lập về cảm xúc.
  4. Học phát triển trí tuệ cảm xúc
  5. Thiết lập những ranh giới cảm xúc lành mạnh
  6. Tình dục lành mạnh
  7. Cân bằng giữa làm và chơi, tự kỷ luật và đam mê, tận hưởng cuộc sống lành mạnh.

* Phương pháp cân bằng luân xa 2:

1. Kéo (Pull): Trạng thái thiền định sâu là chìa khóa để nâng cao sự nhận biết (witness)
2. Đẩy (Push):

+ Trẻ con không dành thời gian để dằn vặt về những sai lầm của chúng, chúng có thể thay đổi cảm xúc như 1 dòng chảy, hãy sống vô tư như trẻ con với sự chín chắn của người lớn.

Khi chúng ta phán xét chính mình, chúng ta cảm thấy tội lỗi. Chúng ta càng phán xét chính mình, chúng ta càng phán xét người khác. Chúng ta cần gỡ bỏ cảm giác tội lỗi và chỉ học từ những sai lầm, thiếu xót với lòng biết ơn.

Chúng ta càng học từ những sai lầm, chúng ta càng nhận ra sự trong sáng nguyên sơ của mình.

Hãy tha thứ cho chính mình và người khác, và bạn sẽ nhận ra sự hồn nhiên thuần khiết của chính mình.

Để thật sự tha thứ cho chính mình, bạn cần có hiểu biết tâm linh đúng đắn.

Hãy dành thời gian cho nước như là tận hưởng ở những nơi có nước (biển, hồ, thác, v.v…), tắm khi có cảm xúc tiêu cực, hãy tưởng tượng dòng nước từ vòi hoa sen chảy từ đỉnh đầu xuống chân cuốn trôi tất cả mặc cảm tội lỗi và muộn phiền…

3.3. Luân xa 3:

Phạn ngữ: Manipura

Quyền cơ bản: hành động và đang là, ở đây (to act and be)

Chủ về cái tôi (ego) với vấn đề cơ bản là sức mạnh và tự kiểm (power and control)

– Quỷ luân xa 3 là:

  1. Sự xấu hổ (đến từ bên ngoài), còn cảm giác tội lỗi là đến từ bên trong. Ngược lại với sự xấu hổ là lòng tự trọng, tự tôn, mình tự tôn trọng bản thân mình.
  2. Lạm dụng tình dục và hãm hiếp ảnh hưởng tiêu cực tất cả luân xa.
  3. Có cha mẹ độc tài: kỷ luật khắc khe, trừng phạt, bỏ bê, chỉ trích quá mức, đổ lỗi (finger-poiting), bôi nhọ, so sánh, thiên vị, cơn thịnh nộ hoặc cảm xúc thất vọng của cha mẹ
  4. Trải nghiệm tình yêu có điều kiện: hệ thống khen thưởng và trừng phạt, hành xử và trách nhiệm không phù hợp lứa tuổi

Tất cả những điều này làm lòng tự trọng bị tổn thương: luôn cảm thấy mình không thể làm được gì, không có giá trị, không được phạm lỗi, cần phải hoàn hảo vì không đủ tốt và không ai yêu thương tôi.

– Biểu hiện luân xa 3 mất cân bằng dạng quá mức (excessive):

  1. Thống trị, kiểm soát, quá khích, ngoan cố và ngạo mạn
  2. Luôn muốn đúng và phải là người chốt câu chuyện theo ý mình
  3. Cố làm mình bận rộn và hành động liên tục, theo đuổi thành tựu bằng mọi giá
  4. Ý thức về bản thân được xác lập bằng thành tích bên ngoài
  5. Phát huy ý chí tuyệt đối trên cơ thể (exert sheer will over the body)
  6. Cạnh tranh, thao túc, đánh giá và phán xét người khác quá cao hoặc quá thấp

– Biểu hiện luân xa 3 mất cân bằng dạng quá yếu (deficient):

  1. Ý chí yếu, kỷ luật bản thân và tuân thủ kém
  2. Tránh trách nhiệm, đổ thừa người khác
  3. Thích an toàn, làm người theo dõi và làm hài lòng người khác (play it safe, a follower and people pleaser)
  4. Dễ bị thao túng bởi người khác, nhân cách nạn nhân (victim personality)
  5. Mô thức hành xử gây hấn thụ động (passive-aggressive)

– Rối loạn thể chất liên quan đến luân xa 3:

  1. Rối loạn ăn uống, rối loạn tiêu hóa, rối loạn túi mật, gan, dạ dày, tuyến tụy
  2. Hạ đường huyết, tiểu đường, co thắt cơ, rối loạn cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính, tăng huyết áp.

Biểu hiện luân xa 3 cân bằng:

  1. Biểu hiện lòng tự trọng lành mạnh (healthy self-esteem)
  2. Sẵn sàng đặt câu hỏi, đối diện những điều chưa biết
  3. Chấp nhận thử thách, rủi ro, sai lầm thiếu xót, và học hỏi từ những điều đó
  4. Chủ động nhận trách nhiệm và sửa chữa lỗi lầm
  5. Ý thức về sức mạnh bản thân và quyền tự trị, tự kiểm soát

Phương pháp cân bằng luân xa 3:

  1. Kéo (Pull): thiền sâu để nhận biết mình thật sự là ai và biết mình là một linh hồn thuần khiết.
  2. Đẩy (Push): Kết nối với bản thân, nhận ra giá trị của mình và yêu thương, tôn trọng chính mình.
    • Mỗi người là 1 tâm hồn với đầy đủ phẩm chất thánh thiện, thiêng liêng và đặc biệt duy nhất
    • Tin vào cảm xúc và tiếng nói nội tâm của mình và làm việc với nỗi sợ, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ

– Tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Tôi có thường cảm thấy tức giận, xấu hổ hoặc từ cười chính mình không?
  • Điều gì khiến tôi cảm thấy tức giận hoặc xấu hổ nhất?
  • Tôi có cảm giác muốn nổi loạn hoặc sợ hãi điều gì không?
  • Tôi can đảm đón nhận rủi ro hay luôn muốn chắc chắn sự an toàn?
  • Hành xử của tôi cứng nhắc hay tự nhiên?


(Ghi chép giản lược về luân xa và cân bằng luân xa học từ thầy Pradeep và cô Navneet by Tran Thi Tuyet Anh)
Có thể tham khảo thêm ở sách (Tự chữa lành thông qua hiểu biết về khoa học tâm thức) 

(Còn tiếp)

Naomi Trương - Mental Projector 2/5

Mục lục

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan