ÁP LỰC TINH THẦN, NGUỒN CẢM HỨNG: NHỮNG THẮC MẮC, HOÀI NGHI VÀ MƠ HỒ

TƯƠNG QUAN SINH HỌC
Về mặt sinh học, Trung tâm Đầu được liên kết với tuyến tùng của chúng ta, tuyến này điều chỉnh luồng thông tin giữa các vùng xám của não và vỏ não mới, hoặc giữa Đầu và Trung tâm Ajna. Hơn 90 phần trăm các quá trình tinh thần diễn ra sâu bên trong các vùng xám của não, dưới mức nhận thức có ý thức của chúng ta và não chúng ta xử lý mọi thứ bằng việc thông qua những kinh nghiệm tích lũy trong quá khứ. Điều này tạo ra các áp lực được biểu hiện dưới dạng những câu hỏi nhằm tìm kiếm câu trả lời hoặc nhu cầu biết về mục đích của cuộc sống. Áp lực này thúc đẩy và điều hướng suy nghĩ của chúng ta và hình thành các khái niệm trong tâm trí, cũng như cách ta xử lý trường ý thức.
ÁP LỰC TINH THẦN VÀ NGUỒN CẢM HỨNG
Trên sao dưới vậy, ở trên cùng của Biểu đồ năng lượng là Trung tâm Đầu mang áp lực tinh thần cũng được hiểu là nguồn cảm hứng. Phía dưới cùng là Trung tâm Gốc mang áp lực được thượng thận hóa, được hiểu là căng thẳng. Trung tâm Đầu có chức năng tạo áp lực để thấu triệt, để suy nghĩ và thấu đáo vạn vật trong thế giới. Chính áp lực này chuyển suy nghĩ của chúng ta hướng tới việc hình thành các khái niệm ở Trung tâm Ajna bằng cách đẩy các câu hỏi của chúng ta thành các thể thức và ý kiến, sự suy ngẫm của chúng ta dần rõ ràng và sâu sắc, cũng như sự mơ hồ của chúng ta sẽ trở nên hiện thực và có ý tưởng – và khi ở Trung tâm Họng, tất cả sẽ được chuyển hóa thành ngôn ngữ. Human Design xem áp lực này chính là nguồn cảm hứng, chính là cách mà chúng ta tiếp nhận nguồn thông tin từ trường ý thức vũ trụ.
Nguồn cảm hứng của Trung tâm Đầu không mang năng lượng động cơ để thúc đẩy hành động, mà đúng hơn nó chỉ là nguồn áp lực nhằm thúc đẩy hoạt động tinh thần của chúng ta. Khi có mặt trung tâm Đầu, nguồn cảm hứng này sẽ kích thích trí tưởng tượng, cách thức suy nghĩ độc đáo của chúng ta và việc khái niệm hoá sẽ diễn ra ở Ajna, đồng thời khơi dậy những suy nghĩ thông thường cũng như những câu hỏi cao siêu và sâu thẳm nhất của chúng ta về bí ẩn của sự tồn tại. Nói một cách đơn giản thì áp lực đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời luôn diễn ra hằng ngày trong chúng ta.
Trung tâm Đầu tạo áp lực hoặc điều hướng hoạt động tinh thần xuống Ajna dọc theo ba cổng tượng trưng cho ba dòng thời gian. Ở cổng 63, nơi diễn ra các câu hỏi tập trung vào việc đảm bảo tương lai của chúng ta, trong khi cổng 61 xảy ra việc tiếp nhận và xử lý những gì mới mẻ, đáng suy ngẫm trong thời điểm hiện tại, cuối cùng nơi cổng 64 tất cả mớ hỗn độn khó hiểu của các trải nghiệm trong quá khứ sẽ được sắp xếp lại để hiểu được ý nghĩa thật sự của chúng. Lộ trình này là cốt yếu để thiết lập 3 nguồn cảm hứng được vận hành trơn tru và tại trung tâm Họng chúng sẽ được giải mã với tiềm lực tối đa để đảm bảo việc tác động và giao tiếp được bảo toàn. Sự thắc mắc hiếu kì của trí tuệ là món quà phi thường của tâm trí giúp thâm nhập vào những điều mà ta chưa biết, để thấu triệt cuộc sống và biến chúng thành nguồn cảm hứng cho mọi người. Chúng ta tận hưởng sự tồn tại của nó như một suối nguồn của những điều kỳ diệu bất tận.
Bằng những quyết định mà tách rời suy tư chúng ta khỏi những nhu cầu của cuộc sống nhằm phóng thích và tái tập trung khả năng sáng tạo vô biên của tâm trí, nhờ đó nó sẽ có thể ở trong việc kiếm tìm những ý nghĩa thật sự và sự tiến hoá của sự sống trên hành tinh. Đáng tiếc, khi nguỵ ngã chiếm đoạt vai trò thẩm quyền cá nhân của chúng ta thì trung tâm Đầu lại khởi phát hàng loạt những câu hỏi và suy nghĩ vô nghĩa về những điều thực sự không quan trọng. Điều này vô hình chung trở thành một áp lực liên tục buộc chúng ta phải biết, lấp đầy chúng ta bằng sự nghi ngờ, bối rối và khiến chúng ta ngày càng rời xa chính mình. Nếu áp lực này tăng lên mà không được giải phóng, nó có thể dẫn đến những cơn đau đầu dữ dội như chứng đau nửa đầu. Một ảnh hưởng khác khi để ngụy ngã làm xao lãng trung tâm Đầu khỏi vai trò đúng đắn của nó là chúng ta ngăn cản tâm trí mình rời xa tiềm năng trí tuệ đích thực của nó. Chính từ Trung tâm Đầu giúp chúng ta hiểu được về bản chất của nguồn cảm hứng, cách trải nghiệm áp lực mà không đánh mất sự kỳ diệu và cách nhận biết điều gì và ai mới thực sự là nguồn cảm hứng.
CÁC CỔNG Ở TRUNG TÂM ĐẦU
Trung tâm Đầu chỉ có ba cổng, mỗi cổng mang một bản chất riêng biệt về áp lực và chủ đề, định hình giới hạn và cách thức nguồn cảm hứng của chúng ta hoạt động. Áp lực từ Trung tâm Đầu có nhiệm vụ thúc đẩy nguồn cảm hứng, đưa nó tới Trung tâm Ajna để được khái niệm hóa và sau đó chuyển đến Trung tâm Họng để được truyền đạt.
Những áp lực này không chỉ tồn tại mà còn có xu hướng đeo bám, thúc đẩy chúng ta suy nghĩ, tìm kiếm, và giải quyết các vấn đề. Chúng sẽ tiếp tục tác động đến chúng ta cho đến khi chúng ta hoặc tìm ra cách giải quyết, hoặc học cách không còn dính mắc vào chúng. Sự hiểu biết về các áp lực này giúp chúng ta tiếp cận nguồn cảm hứng một cách nhẹ nhàng hơn, thay vì để chúng chi phối hoàn toàn tâm trí.
- Cổng 64 – Trước Khi Hoàn Thành – Cổng của sự Hỗn Loạn
- Áp lực trừu tượng để hiểu về trải nghiệm trong quá khứ và giải quyết sự hỗn độn và nhầm lẫn.
- Cổng 61 – Sự thật bên trong – Cổng của những Bí Ẩn
- Áp lực đột ngột để biết điều gì đó mới, để hiểu những điều bí ẩn và những điều chưa biết.
- Cổng 63 – Hoàn Thành – Cổng của sự Nghi Ngờ
- Áp lực hợp lý để hiểu được khuôn mẫu thông qua sự nghi ngờ; tìm kiếm sự hợp lý hoặc một khuôn mẫu mới.
TRUNG TÂM ĐẦU XÁC ĐỊNH CHIẾM 30% DÂN SỐ
Sự cố định giữa Trung tâm Đầu và Ajna tạo ra một áp lực tinh thần thống nhất để hỏi và trả lời câu hỏi, để nắm bắt và hiểu một điều gì đó, kể cả chính ý thức. Đối mặt với áp lực liên tục của cảm hứng thường khó khăn và có thể làm tinh thần chúng ta càng thêm lo lắng, vì cảm hứng luôn là những điều chưa được nắm bắt – nó chỉ đơn thuần đặt ra câu hỏi. Những người có Trung tâm Đầu cố định thì có lối suy nghĩ cố định. Chủ đề cụ thể ở các cổng và kênh của họ trở thành chủ đề hoặc nguồn cảm hứng cho người khác. Khi ở trong một nhóm người, hào quang của họ khiến những người có Trung tâm Đầu không cố định bị áp lực phải suy nghĩ. Chỉ 30 phần trăm dân số thế giới có trung tâm Đầu cố định, nhưng họ có khả năng truyền cảm hứng (hoặc gây áp lực) cho 70 phần trăm còn lại.
Trung tâm Đầu và Ajna không được kết nối với một trong bốn động cơ, do đó không có năng lượng để chúng đưa trực tiếp suy nghĩ và ý tưởng thành hiện thực. Cố gắng làm như vậy chỉ dẫn đến thất vọng, tức giận, cay đắng hoặc thất vọng. Bằng cách chờ đợi thời điểm thích hợp để đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở nhằm thúc đẩy những người có khả năng đưa ý tưởng vào thực tiễn. Những người có trung tâm Đầu và Ajna cố định sẽ loại bỏ sự phản kháng mà họ gặp phải trong lúc áp đặt ý tưởng của mình lên một nơi chưa sẵn sàng để hành động theo họ. Điều đó có nghĩa là, việc dựa vào Chiến lược của họ để cố định thời điểm và khả năng tiếp thu của người nghe sẽ giúp họ tiết kiệm năng lượng quý giá, giảm bớt lo lắng và tăng cường sự tự tin cho họ. Điều tự nhiên của những người có Trung tâm Đầu và Ajna cố định là họ luôn cảm thấy phải chịu áp lực liên tục để giải quyết quá trình suy nghĩ của mình, hiểu được nguồn cảm hứng bên trong và trả lời các câu hỏi của chính mình. Tuy nhiên, nếu họ không thể kiên nhẫn với trạng thái dai dẳng không được giải quyết này và tự tạo áp lực tinh thần cho bản thân, họ có thể cảm thấy lo lắng sâu sắc, hoài nghi chính mình và trầm cảm. Nếu họ cố gắng giải quyết áp lực bằng cách hướng ra ngoài và hành động, kết quả thường là một quyết định vội vàng, sai lầm và bỏ lỡ cơ hội có được nguồn cảm hứng thực sự. Thử thách là chấp nhận áp lực tinh thần mà không cố gắng hành động hoặc trốn tránh nó. Sự mơ hồ, nghi ngờ và sự rõ ràng là những quá trình tự nhiên mà bên trong chúng có thời gian và giải pháp nội tại riêng. Dưới sự hướng dẫn của Thẩm quyền, chúng sẽ trở thành những giá trị kích thích những câu hỏi tư duy và một loạt câu trả lời có khả năng nâng cao tinh thần, truyền cảm hứng và trao quyền cho người khác.
TRUNG TÂM ĐẦU KHÔNG XÁC ĐỊNH CHIẾM 70% DÂN SỐ
Những người có Trung tâm Đầu không xác định thì không có cách nhất quán để suy dữ liệu tinh thần. Nếu cảm hứng bình thường trở thành áp lực khuếch đại để suy nghĩ về những điều không quan trọng, họ có thể lạc lối trong cuộc độc thoại tinh thần của chính mình. Sau cùng, những suy nghĩ và câu hỏi vô nghĩa sẽ điều hướng họ ngày một xa khỏi quá trình đưa ra quyết định đúng đắn. Khi sự lo lắng tăng lên, họ có thể tìm cách xoa dịu chúng bằng việc tìm kiếm ai hoặc điều gì đó truyền cảm hứng để tập trung vào. Trung tâm đầu không xác định có xu hướng tránh theo đuổi hoạt động trí tuệ hoặc lao mình vào hết bí ẩn này đến bí ẩn khác. Họ dễ dàng bị cuốn vào việc cố gắng đưa ra quyết định và giải quyết những vấn đề thậm chí không phải của mình, trở nên lạc lối hoặc bị choáng ngợp bởi những hoài nghi và mơ hồ – thứ vốn thuộc về người khác. Áp lực phải giải quyết câu hỏi của người khác càng sớm càng tốt đè nặng lên họ, khiến họ khó có thể trút hết tất cả ra khỏi đầu để thư giãn, điều này tạo thêm áp lực cho tâm trí khiến họ phải cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi không hồi kết. Vì họ không thể giải quyết các vấn đề của mình bằng chính tâm trí ngụy ngã đã tạo ra chúng, nên chìa khóa để thoát ra khỏi vòng xoáy hỗn độn và nghi ngờ này là bỏ qua sự bận rộn trong tâm trí bằng cách lắng nghe Thẩm quyền hướng dẫn. Bí quyết để duy trì sức khỏe tinh thần là từ chối hành động dưới áp lực tinh thần bằng cách trở thành vai trò của một quan sát viên tách biệt khỏi suy nghĩ, và lắng nghe Thẩm quyền chỉ dẫn những cách thức thích hợp để sử dụng tâm trí của mình.
Tiềm năng thực sự của Trung tâm Đầu không xác định là sự hiếu kì và khám phá bí ẩn của cuộc sống, nhận thức của con người và tiềm năng trí tuệ trong vạn vật. Nó có thể phân biệt nguồn cảm hứng nào đáng để chiêm ngưỡng và bao nhiêu phần lĩnh vực tinh thần chỉ đơn giản là sự xao lãng – ai đang truyền cảm hứng và ai đang mơ hồ. Những người có Trung tâm Đầu không xác đinh có thể sử dụng thông tin họ tiếp nhận từ người khác để trở thành những người phản ánh tuyệt vời những gì người khác đang nghĩ và giúp nhận ra giá trị của những suy nghĩ này đối với nhân loại. Họ cởi mở với những hiểu biết mới và thích được đắm chìm trong cảm hứng và ý tưởng từ mọi hướng. Họ tận hưởng áp lực phải biết nhiều hơn mà không bị đồng nhất hoặc choáng ngợp bởi nó. Khi cảm thấy bối rối hoặc nghi ngờ, họ buông bỏ nhu cầu bắt buộc phải giải quyết nó vì họ biết nó sẽ qua đi. Cuối cùng, họ có thể cởi mở với vẻ đẹp và chiều sâu của những điều chưa biết, đồng thời tận hưởng cả những thắc mắc lẫn bối rối trong sự tin tưởng dù rằng mọi thứ có trở nên rõ ràng hoặc không; kể cả với bất cứ điều gì là đúng cho họ.
TRUNG TÂM ĐẦU HOÀN TOÀN KHÔNG XÁC ĐỊNH
Những người không có cổng kích hoạt ở Trung tâm Đầu không có cách tự nhiên để nhận biết một điều gì đó thực sự truyền cảm hứng hay thú vị. Không có phương tiện nhất quán nào để kết nối áp lực tinh thần với phần còn lại trong thiết kế của họ hoặc giúp họ dễ dàng áp dụng cách suy nghĩ quen thuộc về mọi thứ hoặc bắt đầu đối thoại với người khác một cách tự nhiên. Họ không biết phải tập trung vào điều gì, đặc biệt trong thời đại thông tin tràn ngập này. Đơn giản vì họ không biết phải nghĩ về điều gì, điều gì là quan trọng hay không quan trọng, hoặc tại sao, và thường họ sợ phải nghĩ về bất cứ điều gì. Sự lo lắng như vậy có thể dẫn đến việc họ mất kết nối với trí tuệ bên trong và có xu hướng né tránh những cuộc trò chuyện đòi hỏi chiều sâu trí tuệ. Hoặc họ có thể dễ dàng bị phân tâm bởi áp lực phải nghĩ ra câu trả lời, hoặc đánh mất Thẩm quyền của mình bằng cách dựa vào người khác để nói cho họ biết điều gì thú vị, truyền cảm hứng hoặc quan trọng. Để phát huy năng lực trí tuệ lành mạnh vô biên của tâm trí, cũng như hiểu được áp lực đằng sau các câu hỏi và nhận ra điều gì đang truyền cảm hứng cho mình, những người có Trung tâm Đầu hoàn toàn không xác định cần cho phép xu hướng khuếch đại áp lực tinh thần đi qua mà không dính mắc vào chúng. Khi họ dần trở nên hoà hợp với chính mình, họ sẽ nhạy cảm hơn với các sắc thái của Trung tâm Đầu, họ nhận ra sức mạnh thực sự của nó để nhận biết ai đang dùng tâm trí một cách hiệu quả và ai thì không. Họ thậm chí có thể đủ nhạy cảm để biết chắc người khác đang nghĩ gì. Bằng cách này, những khám phá sâu sắc đến từ việc truyền cảm hứng của tâm trí sẽ khiến họ tràn ngập hứng khởi.
TIẾNG NÓI NGUỴ NGÃ TỪ TRUNG TÂM ĐẦU KHÔNG XÁC ĐỊNH
Tâm trí nguỵ ngã là tiếng nói của những trung tâm không xác định và chúng cho ta biết điều gì nên nói hay cần phải làm gì. Việc nhận ra tiếng nói của nguỵ ngã là điều cần thiết để ta trở về với chân ngã.
Dưới đây là một số ví dụ về việc độc thoại tinh thần vô ngã có thể nghe như thế nào với Trung tâm Đầu không xác định: Tôi cần tìm điều gì đó truyền cảm hứng. Có lẽ nếu tôi đến đó tôi sẽ tìm thấy điều gì đó đầy cảm hứng. Tôi cần tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình. Tôi có thể đi đâu để tìm câu trả lời? Ai có câu trả lời? Tôi phải hiểu điều này và/hoặc hiểu được điều này. Tôi có thể đi đâu hoặc nói chuyện với ai để tìm câu trả lời? Điều này có được coi là thú vị không? Tôi nên nghĩ về điều gì?
Human Design Translator Team – N.T.K.T