Mục lục

Blog

Ajna Center – Trung tâm Ajna

Trung tâm Đầu và Ajna hoạt động phối hợp với nhau để tạo thành tâm trí. Trung tâm Ajna đóng vai trò như một “bộ xử lý”, chuyển hóa áp lực và cảm hứng từ Trung tâm Đầu thành thông tin hữu ích để phân tích, nghiên cứu và truyền đạt. Tuy nhiên, Ajna chỉ đơn thuần là một người thông dịch, và giống như Trung tâm Đầu, nó không có khả năng biến ý tưởng, cảm hứng hay suy nghĩ thành hành động thực tế.

Chia sẻ qua

Ba chức năng sinh học chính liên quan đến trung tâm Ajna bao gồm: vỏ não mới (với sáu lớp), vỏ não thị giác và tuyến yên. Tuyến yên, dù nhỏ bé, nằm tại đáy não, đóng vai trò như một “trung tâm điều hành” cho hoạt động duy trì cơ thể. Nó truyền tải thông điệp thông qua các hormone đến tuyến giáp, hướng dẫn cơ thể hoạt động ổn định, điều hòa, và đạt hiệu suất tối ưu. Là một phần cốt lõi của hệ thống nội tiết, tuyến yên có mối liên kết chặt chẽ với mọi cơ quan trong cơ thể. Không có gì lạ khi qua nhiều thế kỷ, chúng ta sống trong một trạng thái mà tâm trí đóng vai trò chi phối. Tuy nhiên, dù tuyến yên vẫn đảm nhận nhiệm vụ điều phối tổng thể, mức độ nhận thức của toàn bộ cơ thể đã tiến hóa, dẫn đến sự thay đổi trong vai trò của tâm trí.

NHẬN THỨC TINH THẦN, Ý THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH

Trong sơ đồ cơ thể của chúng ta, có chín trung tâm, trong đó ba trung tâm đóng vai trò là trung tâm nhận thức. Đầu tiên là trung tâm Lá lách (Spleen), biểu hiện ý thức cơ thể, nơi lưu giữ trí tuệ sinh tồn. Tiếp theo là trung tâm Ajna, tượng trưng cho ý thức của tâm trí và trí tuệ tinh thần. Cuối cùng là đám rối Mặt trời – trung tâm cảm xúc, đại diện cho ý thức tinh thần, nơi hội tụ trí thông minh cảm xúc và nhận thức tinh thần đang dần hoàn thiện. Chính nhờ ba trung tâm nhận thức này mà chúng ta ý thức được trải nghiệm của mình trong cuộc sống và các mối quan hệ. Sáu trung tâm còn lại hoạt động hoàn toàn theo cơ chế tự động, nằm ngoài sự nhận thức có ý thức của chúng ta (vô thức).

Trung tâm Đầu và Ajna hoạt động phối hợp với nhau để tạo thành tâm trí. Trung tâm Ajna đóng vai trò như một “bộ xử lý”, chuyển hóa áp lực và cảm hứng từ Trung tâm Đầu thành thông tin hữu ích để phân tích, nghiên cứu và truyền đạt. Tuy nhiên, Ajna chỉ đơn thuần là một người thông dịch, và giống như Trung tâm Đầu, nó không có khả năng biến ý tưởng, cảm hứng hay suy nghĩ thành hành động thực tế.

Ajna được bao quanh bởi Trung tâm Đầu và Trung tâm Họng, cả hai đều không có động cơ, khiến nó trở thành trung tâm nhận thức duy nhất trong bản đồ cơ thể không kết nối với nguồn năng lượng từ bất kỳ trung tâm động cơ nào. Ngược lại, hai trung tâm nhận thức khác có thể tiếp cận nguồn năng lượng từ các trung tâm động cơ, cho phép chúng hành động dựa trên sự nhận biết của mình.

Trung tâm Lá lách nằm gần các trung tâm động cơ như Xương cùng (Sacral) và Gốc (Root), trong khi trung tâm cảm xúc – đám rối Mặt trời, vốn là một động cơ tự thân, nằm cạnh các trung tâm Gốc, Xương cùng và Tim. Điều này cho phép hai trung tâm nhận thức này có sự kết nối trực tiếp và linh hoạt với năng lượng để chuyển hóa nhận thức thành hành động.

Nhận thức tinh thần, là giai đoạn nhận thức thứ hai được phát triển (sau nhận thức của trung tâm Lá lách), hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong cách chúng ta nhìn nhận và hiểu thế giới xung quanh. Nhận thức này dựa trên hai quá trình chính: hình ảnh và âm thanh.

Thị giác, gắn liền với sự phát triển của vỏ não thị giác, mang lại khả năng suy ngẫm về những gì đã xảy ra trong quá khứ và hình dung những gì có thể xảy ra trong tương lai. Trong khi đó, âm thanh gắn kết chặt chẽ với nguồn cảm hứng thuần túy, mang đến áp lực và sự thôi thúc để nhận thức một cách trực tiếp, ngay trong khoảnh khắc hiện tại.

Tần số nhận thức của Trung tâm Ajna khác biệt rõ rệt so với Trung tâm Lá lách. Nhận thức của Lá lách thiên về sự sinh tồn, mang tính tự phát, đột ngột và chỉ tồn tại trong khoảnh khắc hiện tại. Ngược lại, quá trình nhận thức tinh thần của Ajna hoạt động liên tục và có tính dài hạn.

Một quyết định được đưa ra từ tâm trí có thể kéo dài suốt đời, thậm chí đến tận cuối đời vẫn còn được cân nhắc đi cân nhắc lại. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ quyết định nào bạn đưa ra dựa trên những trung tâm mở của mình sẽ không ngừng lặp lại trong tâm trí. Nó tạo nên một vòng lặp mà bạn bị mắc kẹt trong chính mạng lưới suy nghĩ dày đặc và hình ảnh lặp đi lặp lại trong đầu.

Ví dụ, nếu bạn đưa ra một quyết định từ tâm trí không dành cho mình và bạn lại thấy nó không hiệu quả, tâm trí sẽ tự động gợi ý một lựa chọn khác. Nếu lựa chọn đó cũng thất bại, nó sẽ lại thúc đẩy bạn thử một hướng đi khác. Tuy nhiên, không lựa chọn nào trong số đó thực sự đúng với bạn, và kết quả là bạn cứ mãi luẩn quẩn trong những gợi ý sai lầm và ngõ cụt.

Chỉ khi nhận ra rằng tâm trí không phải là thẩm quyền bên trong giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn dành cho bản, bạn mới có thể giải thoát khỏi sự bối rối và thất vọng. Đây chính là chìa khóa để ngừng đưa ra những quyết định tinh thần sai lầm và tìm về sự rõ ràng, đúng đắn cho cuộc sống của mình.

Tâm trí xử lý thông tin theo cách nhị nguyên, luôn dựa trên nguyên tắc “cái này hoặc cái kia”. Đây là một cơ chế giúp đo lường và cân nhắc giá trị bằng cách đồng thời xem xét hai hoặc nhiều khía cạnh của bất kỳ vấn đề hay khái niệm nào.

Trung tâm Ajna có khả năng phân tích cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của một quyết định, từ đó xây dựng hai lập luận trái ngược nhau. Một lập luận sẽ chỉ ra rằng lựa chọn là không tốt “vì lý do nào đó”, trong khi lập luận kia lại khẳng định rằng nó là tốt “vì những lý do khác”. Tuy nhiên, đây cũng chính là giới hạn của tâm trí — nó chỉ có thể tranh luận qua lại, giống như việc tự cãi vã với chính mình.

Tâm trí không thể phán quyết hay biết chắc đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn trong từng trường hợp. Nó đơn thuần chỉ ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề, không hơn không kém. Điều này khiến tâm trí trở thành một công cụ phân tích hiệu quả, nhưng không phải là nơi bạn nên dựa vào để đưa ra quyết định cuối cùng.

Hãy tưởng tượng trường hợp bạn đang hiểu lầm ai đó và muốn giải quyết vấn đề. Bạn cảm thấy cần trò chuyện để xóa tan những băn khoăn trong lòng. Tâm trí của bạn, với khả năng phân tích nhạy bén, có thể giúp bạn lập danh sách những điểm hợp lý từ cả hai phía của vấn đề. Tuy nhiên, đừng vội vàng gọi ngay cho người đó!

Thay vào đó, hãy để Chiến lược và Thẩm quyền cá nhân của bạn dẫn dắt, quyết định thời điểm thích hợp để nói và cách diễn đạt sao cho phù hợp. Nếu hành động vội vàng, bạn có thể rơi vào vòng luẩn quẩn của những câu hỏi như: “Tôi đã làm đúng chưa? Nếu tôi xử lý theo cách khác thì mọi chuyện sẽ ra sao?” Những suy nghĩ này chỉ mang lại đau đớn và hối tiếc, thay vì giải quyết được vấn đề.

Nguyên nhân là do tâm trí nhị nguyên không thể buông bỏ mặt còn lại của bất kỳ vấn đề nào. Dòng chảy của những suy nghĩ luôn tranh luận trong vòng lặp, không cho bạn sự yên bình. Nhưng sự thật không thể được tìm thấy qua những phân tích lý trí hay sự so sánh như vậy. Sự thật phải đến từ Thẩm quyền — từ bên trong bạn, nơi đưa ra những quyết định phù hợp và chân thực nhất. Hãy lắng nghe Thẩm quyền của mình để tìm thấy câu trả lời chân thực nhất.

Nhận thức là kết quả của việc thành công vượt qua nỗi sợ hãi bên trong, và mỗi trung tâm nhận thức đều đối mặt với những nỗi sợ rất riêng. Đối với Trung tâm Ajna, nỗi sợ hãi thường biểu hiện dưới dạng lo lắng về tinh thần, bắt nguồn từ nỗi sợ không biết điều gì đó hoặc sợ bị hiểu lầm.

Những nỗi sợ này, ở mức độ lành mạnh, có thể trở thành động lực để chúng ta làm rõ những ý tưởng của mình và diễn đạt một cách rõ ràng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi giao tiếp không đạt được kết quả như mong muốn, sự lo lắng có khả năng ập đến bất ngờ và dồn dập. Cách chúng ta đối mặt và xử lý nỗi lo lắng này sẽ quyết định: hoặc chúng ta nắm quyền kiểm soát tình huống, mở rộng sự hiểu biết của mình, hoặc chúng ta để nỗi lo lắng lấn át, làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Dù Trung tâm Ajna của bạn là cố định hay không cố định, những nỗi sợ này đều tồn tại trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu Ajna không cố định, những nỗi sợ này sẽ được khuếch đại mạnh mẽ hơn, khiến việc đối mặt với chúng trở nên khó khăn hơn.

Giá trị thực sự của nhận thức, hay trí thông minh tinh thần, không nằm ở việc kiểm soát mà ở khả năng chia sẻ và truyền cảm hứng cho người khác thông qua những góc nhìn độc đáo của chúng ta, vào đúng thời điểm và đúng cách.

Chúng ta sống để gặp gỡ và kết nối với nhau; để chia sẻ những trải nghiệm làm người đầy màu sắc; để làm phong phú thêm sự hiểu biết, trau dồi tri thức, và lưu giữ lịch sử cho thế hệ mai sau. Đồng thời, chúng ta cùng nhau chiêm nghiệm và khám phá những khả năng vô tận mà cuộc sống có thể mang lại.

Mỗi cánh cổng trong Trung tâm Ajna đều đại diện cho một dạng lo lắng về tinh thần, như những tín hiệu cảnh báo rằng chúng ta có thể đang chịu áp lực từ những kỳ vọng bên ngoài. Những áp lực này không chỉ cản trở khả năng nhận thức mà còn đe dọa sự cân bằng và sức khỏe tinh thần.

CÁC CỔNG CỦA TRUNG TÂM AJNA

Cổng 47 – Sự áp bức- Cổng của sự nhận thức/ Sợ hãi sự vô nghĩaHiểu được sự hỗn độn và đối mặt với nỗi lo lắng tinh thần rằng cuộc sống dường như quá áp lực, ngột ngạt, và đầy phù phiếm. Nỗi lo này xuất phát từ cảm giác bất lực khi không thể nắm bắt hay hiểu được ý nghĩa của những trải nghiệm đã qua.
Cổng 24 – Sự trở về – Cổng hợp lý hóa/ Sợ sự ngu dốtSự tự thấu hiểu & câu trả lời đột ngột đến từ bên trong. Nỗi lo lắng tinh thần và nỗi sợ rằng bạn sẽ mãi mãi không tìm được câu trả lời, rằng nguồn cảm hứng sẽ chẳng bao giờ xuất hiện, hoặc rằng bạn sẽ không thể diễn đạt được những điều mình đã tự biết.
 Cổng 4 – Sự điên rồ của tuổi trẻ – Cổng của công thức hóa/ Sợ hãi của sự hỗn loạnXây dựng một câu trả lời hợp lý là hành trình tìm kiếm sự rõ ràng trong sự hỗn loạn. Tuy nhiên, nỗi lo lắng tinh thần đi kèm là sợ rằng bạn sẽ không bao giờ tìm thấy trật tự trong cuộc sống, rằng mọi thứ sẽ mãi lộn xộn. Điều này thúc đẩy nhu cầu mãnh liệt phải tìm ra và đưa ra những câu trả lời rõ ràng, để cảm thấy an tâm hơn.
Cổng 11 – Hòa bình- Cổng ý tưởng/ Sợ bóng tốiCó ý tưởng mới để chia sẻ là động lực khơi dậy trí tuệ và sự sáng tạo. Tuy nhiên, nỗi lo lắng tinh thần đi kèm là sợ rằng sẽ không có ý tưởng kích thích nào mới để suy nghĩ hoặc học hỏi. Bên cạnh đó, còn có nỗi bất an về việc chia sẻ và thể hiện ý tưởng của mình, sợ rằng chúng không được đón nhận hoặc không đủ ý nghĩa.
Cổng 43 – Đột phá- Cổng của sự sáng suốt/ Sợ bị từ chốiCó quan điểm độc đáo, biểu hiện của sự sáng tạo và cá tính, nhưng nỗi lo lắng tinh thần thường xuất hiện cùng nỗi sợ rằng ý tưởng của mình quá khác biệt, quá kỳ lạ và có nguy cơ bị từ chối. Điều này dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ phải giải thích một cách hợp lý, để những người khác có thể hiểu và chấp nhận quan điểm của bạn.
Cổng 17 – Theo Cổng của Ý kiến – Sợ hãi sự Thách thứcCó ý kiến và nhận định dựa trên sự thật. Tuy nhiên, nỗi sợ rằng quan điểm của bạn quá khác biệt hoặc sẽ không được chấp nhận có thể khiến bạn ngần ngại chia sẻ. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thêm thông tin chi tiết và bằng chứng để củng cố ý kiến của mình, nhằm tăng tính thuyết phục và sự tự tin khi trình bày.

TRUNG TÂM AJNA CỐ ĐỊNH – 47% DÂN SỐ

Những người có Trung tâm Ajna cố định thường có cách khái niệm hóa nhất quán, rõ ràng và đặc trưng. Các chức năng và hoạt động tinh thần luôn vận hành theo một cách cụ thể và đáng tin cậy, được định hình bởi các cổng và kênh xác định trong thiết kế năng lượng. Điều này khiến họ ít bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện hoặc ý kiến từ người khác.

Họ có khả năng khái niệm hóa các ý tưởng, truyền cảm hứng, và thậm chí gây áp lực lên suy nghĩ của những người xung quanh. Tâm trí của họ thường được sử dụng để xử lý dữ liệu, sáng tạo, hoặc thể hiện năng lượng tinh thần có tác động mạnh mẽ lên người khác. Họ có khả năng tác động, điều chỉnh năng lượng tinh thần và ảnh hưởng mạnh mẽ đến những ai nằm trong vùng hào quang của mình.

Các trung tâm xác định (Defined Centers) luôn hoạt động liên tục, và với những người có Trung tâm Ajna cố định, tâm trí của họ luôn suy nghĩ và xử lý thông tin không ngừng. Điều này khiến họ có thể gặp khó khăn trong việc thiền định, vì họ không dễ dàng dừng lại dòng suy nghĩ hay kiểm soát hoạt động tinh thần của mình. Tuy vậy, họ thường yêu thích sự kích thích tinh thần và cảm thấy thoải mái với sự năng động này.

Trung tâm Ajna cố định nằm ở giữa Trung tâm Đầu hoặc Trung tâm Cổ họng. Nếu mạch năng lượng chảy từ Ajna đến Cổ họng, họ có xu hướng luôn muốn nói lên suy nghĩ của mình và diễn giải cho những người xung quanh, nhưng cần lưu ý hãy nói hoặc hành động theo đúng chiến lược và thẩm quyền để tránh xung đột hoặc hiểu lầm không đáng có.

Dòng chảy năng lượng được xác định trong Ajna cũng có thể tạo ra khuynh hướng bảo thủ, tức là bám chặt vào cách suy nghĩ cũ hoặc đưa ra quyết định trực tiếp từ tâm trí mà không cân nhắc toàn diện. Điều này đôi khi dẫn đến cảm giác không chắc chắn hoặc mâu thuẫn, đặc biệt khi họ không thể thực hiện những gì đã nói ra, làm nảy sinh sự nghi ngờ hoặc cảm giác đạo đức giả trong bản thân.

Khi người có Trung tâm Ajna cố định quá phụ thuộc vào tâm trí, họ dễ rơi vào tình trạng tiêu tốn năng lượng một cách lãng phí. Họ thường ám ảnh về những hành động hoặc quyết định chưa hoàn thành, dù chúng đã thuộc về quá khứ và không thể thay đổi được nữa. Sự tập trung thái quá vào những điều đã xảy ra này không chỉ làm cạn kiệt năng lượng mà còn khiến họ cảm thấy bế tắc và mất kết nối với hiện tại.

TRUNG TÂM AJNA KHÔNG CỐ ĐỊNH – 53% DÂN SỐ

Nếu Trung tâm Ajna không cố định trong thiết kế năng lượng, Trung tâm Đầu cũng sẽ không cố định. Điều này có nghĩa là tâm trí của bạn rất linh hoạt và dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng và ý tưởng của người khác. Các cổng được kích hoạt tại bất kỳ trung tâm không cố định nào đều nói lên rất nhiều điều về cách tinh thần của bạn kết nối và tương tác với người khác.

Khi bạn gặp gỡ và tiếp xúc với những người xung quanh, các cổng này hoạt động như những điểm giao thoa, giúp bạn thu nhận, xử lý, và phản ánh các ý tưởng, cảm hứng, hoặc áp lực từ môi trường bên ngoài. Điều này mang lại sự đa dạng trong nhận thức, nhưng cũng có thể dẫn đến sự nhạy cảm hoặc lẫn lộn nếu bạn không nhận thức rõ ràng đâu là ý tưởng của mình và đâu là ảnh hưởng từ người khác.

Trung tâm Đầu và Ajna mở mang đến cho người sở hữu chúng một tâm trí cởi mở, linh hoạt và không bị ràng buộc. Đây thường là dấu hiệu của những nhà tư tưởng vĩ đại hoặc những trí thức xuất chúng, như Freud, Jung, Einstein hay Madame Curie. Khi tâm trí được giải phóng khỏi những giới hạn cố định, nó trở thành một không gian rộng lớn, đầy ắp sự kích thích trí tuệ và sáng tạo.

Những người này có khả năng kết nối với trí tuệ bẩm sinh và áp dụng kiến thức học được để hiểu rõ hơn về hoạt động phức tạp của tâm trí con người. Trên bình diện ý thức, họ có thể phát triển sự sáng suốt, tinh tế, và những quan điểm độc đáo.

Tuy nhiên, sức mạnh trí tuệ này phát huy tối đa khi họ không cố gắng chiếm hữu hay khăng khăng bảo vệ một ý tưởng, khái niệm, hoặc ý kiến chủ quan nào. Sự bám chấp hoặc đồng nhất quá mức với bất kỳ quan điểm nào có thể hạn chế sự cởi mở vốn có trong tâm trí. Khi buông bỏ những ràng buộc này, chúng ta sẽ có khả năng suy ngẫm sâu sắc và khám phá thế giới thông qua món quà trí tuệ độc đáo mà mình sở hữu.

Những người có Trung tâm Ajna không cố định sở hữu khả năng nhận biết đại tài, giúp họ nhận ra khái niệm nào có giá trị và xác định ai trong nhóm có khả năng đưa ra câu trả lời đáng tin cậy cho câu hỏi đang được đề ra.

Họ có khả năng tự nhiên để sàng lọc và lựa chọn từ vô số khả năng, chỉ tập trung vào những thông tin hoặc ý tưởng quan trọng nhất. Điều này cho phép họ đóng vai trò như những người quan sát sắc bén, tiếp thu và hiểu rõ ý nghĩa của các suy nghĩ hoặc ý tưởng ngay cả trước khi ai đó trong nhóm diễn đạt chúng thành lời.

Khả năng đặc biệt này giúp họ trở thành cầu nối trí tuệ trong các nhóm hoặc cộng đồng, kết nối các ý tưởng và khuyến khích sự sáng tạo tập thể. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa món quà này, họ cần giữ sự cân bằng, không bị áp lực bởi các ý tưởng bên ngoài mà quên đi khả năng suy ngẫm độc lập của chính mình.

Khi còn nhỏ, những người có Trung tâm Ajna không cố định có thể trải nghiệm cảm giác rằng các ý tưởng của mình xuất hiện từ hư không hoặc lan tỏa khắp nơi, đôi khi dường như không liên quan đến vấn đề đang được thảo luận hoặc bị hiểu nhầm là nói và nghĩ lung tung.

Nỗi sợ hãi và sự điều kiện hóa từ môi trường xung quanh khiến họ tin rằng mình cần phải tỏ ra chắc chắn về các ý tưởng để được coi là một người thông minh. Để tránh bị đánh giá là “ngu ngốc”, họ có thể bắt đầu giả vờ chắc chắn về những điều trên thực tế không hề quan trọng.

Dần dần, hành vi cố hữu này có thể trở thành một thói quen vô thức, đến mức họ không nhận ra mình đang làm điều đó. Điều này không chỉ khiến họ xa rời sự thật bên trong mà còn hạn chế khả năng sáng tạo tự nhiên và sự cởi mở trong tâm trí, vốn là những món quà quý giá mà Ajna không cố định mang lại.

Hãy tưởng tượng một đứa trẻ có Trung tâm Ajna không cố định lớn lên trong sự dạy dỗ của một người có Trung tâm Ajna cố định, chẳng hạn như cha mẹ. Khi cha mẹ áp đặt áp lực buộc đứa trẻ phải suy nghĩ một cách logic, trong khi đứa trẻ lại được thiết kế tự nhiên để suy nghĩ trừu tượng, một sự xung đột tinh thần sẽ nảy sinh.

Đứa trẻ bắt đầu cảm thấy áp lực phải tuân theo cách suy nghĩ cụ thể mà cha mẹ mong muốn. Khi không thể duy trì sự nhất quán trong cách suy nghĩ đó, đứa trẻ dần cảm thấy mình không đủ năng lực, không phù hợp. Điều này gieo vào tâm trí non nớt của đứa trẻ cảm giác rằng “có điều gì đó không ổn” với bản thân.

Qua thời gian, sự điều kiện hóa này khiến đứa trẻ tìm cách bù đắp sự thiếu hụt cảm nhận được bằng cách giả vờ chắc chắn về mọi thứ, ngay cả khi chúng không thực sự tin vào điều đó. Hành vi này trở thành một cơ chế bảo vệ để được cảm thấy chấp nhận và hòa nhập. Tuy nhiên, điều này cũng khiến đứa trẻ mất đi sự tự nhiên và cởi mở vốn là đặc điểm nổi bật của Trung tâm Ajna không cố định, làm giảm đi tiềm năng sáng tạo và tính linh hoạt trong tư duy của chúng.

Tuy nhiên, khi những người có Trung tâm Ajna không cố định nhận ra và chấp nhận rằng tâm trí của họ vận hành một cách không nhất quán, và rằng họ không cần phải chắc chắn về mọi thứ, họ sẽ giải phóng bản thân khỏi áp lực và kỳ vọng không cần thiết.

Lúc này, tâm trí của họ trở thành một “sân chơi” rộng mở, nơi họ có thể tự do khám phá và thử nghiệm các ý tưởng mà không bị ràng buộc bởi sự cần thiết phải đúng hay sai. Nó quay trở lại vai trò đúng đắn của mình: một lớp học để học hỏi, một nguồn giải trí đầy thú vị, và một kho tàng trí tuệ mở ra vô số khả năng.

Sự tự do này không chỉ làm giàu cuộc sống của họ mà còn cho phép họ trở thành nguồn cảm hứng và tư duy mở cho những người khác, khơi dậy những cuộc trò chuyện sâu sắc và khám phá sáng tạo.

Những người có Trung tâm Ajna và Trung tâm Đầu hoàn toàn mở thường gặp khó khăn trong việc định hình hoặc diễn giải những gì họ nghĩ. Họ thiếu các cổng hoặc kênh kích hoạt để định hướng và tổ chức dòng suy nghĩ, khiến họ không có gì cố định hoặc đáng tin cậy để dựa vào. Trong một nền văn hóa đề cao tư duy và sự chắc chắn của tâm trí, điều này có thể khiến họ cảm thấy lạc lõng, bất lực, hoặc lo lắng, thậm chí nghi ngờ giá trị của việc suy nghĩ.

Không có cấu trúc rõ ràng để bám víu, họ có thể bị cuốn vào sự mơ hồ và cảm giác không đủ năng lực. Nếu phiên bản nguỵ ngã của họ can thiệp bằng cách thúc ép các lập luận nhằm cố gắng kiểm soát cuộc sống, họ có nguy cơ từ bỏ thẩm quyền bên trong và tự đánh mất sự tự do nội tại của mình.

Tuy nhiên, nếu những người này học cách chấp nhận sự cởi mở hoàn toàn của tâm trí mình, họ có thể phát triển sự linh hoạt độc đáo trong cách nhìn nhận thế giới. Điều này cho phép họ tiếp cận và phản ánh ý tưởng từ nhiều góc độ khác nhau, trở thành một “tấm gương” tinh thần và tâm trí cho những người khác và cho chính họ. Quan trọng là họ cần tin tưởng vào Thẩm quyền của mình để đưa ra quyết định, thay vì cố gắng dựa vào tâm trí để tìm sự chắc chắn không hề tồn tại.

Những người có Trung tâm Ajna hoàn toàn mở có khả năng tìm thấy nhiều điều thú vị trong việc chiêm nghiệm và khám phá nhiều lý thuyết, khái niệm, và hiểu biết khác nhau mà không bị ràng buộc hay gắn bó với bất kỳ một ý tưởng hay cách suy nghĩ nào. Sự cởi mở này cho phép họ tiếp cận mọi ý tưởng với tâm trí rộng mở, linh hoạt và không định kiến.

Họ có khả năng nhận ra giá trị của một ý nghĩ hoặc khái niệm khi được khơi gợi bởi một lời mời phù hợp. Khi điều này xảy ra, họ có thể giúp đưa ý tưởng đó lên một cấp độ sâu sắc hơn, hoặc ứng dụng nó một cách sáng tạo và thiết thực.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của họ là khả năng giúp chúng ta nhìn thấu những cạm bẫy tinh vi mà tâm trí, đặc biệt là tâm trí phi ngã và ngụy ngã, thường tạo ra để dẫn chúng ta rời xa con đường và mục đích thực sự của mình. Họ trở thành những người hướng dẫn tinh thần, khuyến khích chúng ta sử dụng tâm trí như một công cụ thay vì để nó kiểm soát cuộc sống, và giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa thực sự đằng sau những suy nghĩ và quyết định của mình.

Khi không sống đúng với tâm trí của mình, mà thay vào đó lại sống dựa trên bản thể vay mượn (ngụy ngã), chúng ta vô tình trở thành người phát ngôn cho các trung tâm không xác định. Bản thể vay mượn thường lấn át, thúc đẩy chúng ta suy nghĩ, nói, hoặc hành động theo cách mà nó cho là cần thiết để được người khác chấp nhận hoặc để chứng minh giá trị bản thân.

Điều này đặc biệt rõ ràng với một Trung tâm Ajna không xác định. Những suy nghĩ do bản thể vay mượn tạo ra thường xoay quanh áp lực phải tìm ra câu trả lời hoặc cảm giác bất an khi không có sự chắc chắn. Một vài ví dụ về cách mà bản thể vay mượn có thể “nói” với một Trung tâm Ajna không xác định:

  • “Tôi nên tìm ra điều này.”
  • “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này.”
  • “Tôi nên làm gì với cuộc sống của mình?”
  • “Tôi phải tìm ra điều gì đó để làm với cuộc sống của mình.”

Những câu nói này phản ánh nỗi sợ và áp lực của việc không có câu trả lời rõ ràng hoặc không cảm thấy đủ năng lực. Bằng cách nhận diện và không đồng nhất với những suy nghĩ này, chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi ảnh hưởng của ngụy ngã, sống đúng với bản chất thật sự và hướng về Thẩm quyền cá nhân của mình.

Bước tiếp theo của tôi là gì? Tôi chắc chắn rằng __. Tôi phải tìm ra cuộc sống vì tôi cảm thấy nó vô ích. Tôi phải ‘biết’ câu trả lời. Tôi phải sắp xếp cuộc sống của mình để thoát khỏi sự hỗn loạn. Tôi phải biến ý tưởng mới này thành hiện thực trong cuộc sống của mình. Tôi không nên chia sẻ điều này vì mọi người sẽ nghĩ rằng tôi kỳ lạ hoặc lập dịkỳ lạ. Tôi sẽ không chia sẻ ý kiến ​của mình vì tôi không muốn bị thách thức, tranh cãi. Tôi phải sẵn sàng cho thử thách. Tôi sẽ nói gì ?

Naomi Trương - Mental Projector 2/5

Mục lục

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

  • Your Aura does the talking

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 09.11.2024

    (Tạm dịch: Năng lượng của bạn sẽ lên tiếng thay bạn)  Một trong những điều mình đang tập trung trải…

  • Cái đầu thì nghĩ, còn trái tim thì biết

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 09.11.2024

    Trái tim trong trường hợp này là ngôn ngữ ẩn dụ cho Inner Authority (Thẩm quyền bên trong của mỗi…

  • REFLECTORS – NGƯỜI PHẢN CHIẾU/ĐÁNH GIÁ

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 09.11.2024

    Người Phản Chiếu/Đánh Giá - Reflector/Evaluator là type năng lượng hiếm nhất trong 4 types, tỉ lệ dưới 1,5% dân…