Mục lục

Blog

Chờ đợi điều gì và làm gì trong lúc chờ?

Một trong những khái niệm gây hoang mang nhưng lại xuất hiện dày đặc nhất trong Human Design chính là CHỜ ĐỢI.

Chia sẻ qua

  • Đợi lời mời: Wait for the invitation của Projectors.
  • Đợi để phản hổi: Wait to response của Generator/MGs.
  • Đợi sự rõ ràng về cảm xúc: Emotional Authority (gần 50% dân số)
  • Đợi để chuyển hoá thông tin: Information Assimilation (Split Def, Triple Split Def, Quadruple Def)
  • Đợi 1 chu kì trăng 28 ngày: Wait a Lunar Cycle của Reflectors.
  • Kể cả bạn có là Manifestor cũng phải đợi thật rõ ràng rồi mới thông báo/khởi xướng.

Và quan trọng nhất, chờ đợi để “khử điều kiện hoá”, một trong những hành trình gay go, khó nhằn và mệt mỏi nhất.

Tóm lại, tất cả đều phải đợi!

Hầu hết những người bước vào hành trình trải nghiệm với Human Design đều cực kì hào hứng những phút ban đầu, vì nó đúng quá, hay quá, thú vị quá! Và bỏ cuộc dần sau 6 tháng, 1 năm, vì nó lâu quá, chẳng biết phải chờ đợi cái gì, ứng dụng như thế nào, ôm mớ kiến thức và chờ đợi phép màu tới hay sao?

Sẽ không có phép màu nào tới, chỉ có sự chuyển hoá. Hành trình deconditioning là hành trình điều chỉnh rung động năng lượng đang nhiễu loạn & hỗn độn bởi tầng tầng lớp lớp điều kiện hoá bên trong bạn về trạng thái năng lượng thuần của True-Self.

Sự điều chỉnh này diễn ra ở cấp độ tế bào, mỗi giây mỗi phút và để hoàn thiện một chu trình “thay mới” toàn bộ tế bào cũ, cơ thể chúng ta mất 7 năm. True-self để làm gì thì mình hẹn bạn bài khác, khi mình có cảm hứng, năng lượng và thời gian.

Tất cả những sự chờ đợi đều đáng giá, và thực ra, “ra quyết định nhanh”, quyết đoán trong phút mốt và chắc chắn mình không bao giờ hối hận hoặc mắc sai lầm ư? Không ai cả!

Wait for the the answer to reveal itself. Chỉ cần bạn cho bản thân mình một chút thời gian, câu trả lời sẽ dần dần mở lối, chắc chắn trong một khoảnh khắc nào đó, khi mọi thứ tỏ tường bên trong, bạn sẽ biết thật rõ khi câu trả lời mở ra. Việc của bạn là chờ.

Vậy làm gì trong lúc chờ bây giờ?

1. Quan sát bản thân:

  • Quan sát bản thân ở những trung tâm mở
  • Quan sát bản thân trong tương tác với người khác
  • Quan sát bản thân trong cảm xúc, suy nghĩ – Quan sát từng phút giây xem cơ thể đang muốn giao tiếp với bạn điều gì.

2. Nghỉ ngơi:

  • Bao lâu rồi bạn chưa thực sự nghỉ ngơi?
  • Bạn có thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi không?
  • Bạn có thấy cần phải hoàn thành hết tất cả mọi deadline, giải phóng hết tất thảy mọi áp lực trong đời rồi mới được phép nghỉ ngơi hay không?
  • Bạn có thực sự phục hồi năng lượng chưa?
  • Bạn có các hoạt động giải phóng áp lực, cảm xúc và tái tạo năng lượng chưa?

3. Học:

  • Học từ trải nghiệm trong quá khứ
  • Học từ trải nghiệm của người khac
  • Học từ sách vở
  • Học một điều gì đó về bản thân mỗi ngày.
  • Nếu là Projector, hãy cho phép bản thân master một hệ thống kiến thức nào đó có thể giúp bạn hiểu người khác hơn, khi đó bạn sẽ hiểu bản thân hơn.

Trên đây là kinh nghiệm của mình, một Mental Projector đang học dần sự Kiên nhẫn mỗi ngày, bằng việc biến sự chờ đợi nghe có vẻ rất thụ động trở nên chủ động. Khi đó sự chờ đợi trở nên thú vị, đáng giá và không quá lâu như bạn nghĩ nữa. Tóm lại, trong lúc chờ, hãy nghỉ ngơi, học tập, quan sát bản thân, những việc nhỏ mà bình thường khi bận rộn ta quên mất.

Mình hứa, sự chờ đợi sẽ cực kì xứng đáng!

Naomi Trương - Mental Projector 2/5

Mục lục

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

  • Ajna Center – Trung tâm Ajna

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 29.12.2024

    Trung tâm Đầu và Ajna hoạt động phối hợp với nhau để tạo thành tâm trí. Trung tâm Ajna đóng…

  • MANIFESTOR – NGƯỜI KHỞI XƯỚNG

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 09.11.2024

    Manifestor hay còn được gọi là Initiator/Innovator thuộc type thiết kế của những người có năng lượng (chỉ là không bền vững), chiếm…

  • NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG & KHÔNG BỀN VỮNG

    Naomi Trương - Mental Projector 2/5 - 09.11.2024

    Bài này mình viết dành cho Non-sacral (Manifestor, Projector, Reflector), thế nhưng Generator/Manifesting Generator có thể đọc để hiểu rõ…