Làm thế nào để tin tưởng trực giác (Intuition) của bạn để đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống
Bản năng (Instict), Trực cảm (Gut Feeling), linh cảm (hunches), điềm báo trước (premonitions)…tất cả những từ này được dùng để chỉ một dạng năng lực sâu và tiềm ẩn mà tất cả chúng ta đều có bên trong gọi là Trực giác (Intuition).
Từ “trực giác/intuition” có nguồn gốc từ tiếng Latin “intueri”, nghĩa là “quán niệm/lặng ngắm (contemplate)” hay “nhìn vào bên trong”. Nếu không học cách nhìn và lắng nghe trực giác của chúng ta, chúng ta sẽ thường dựa vào lý trí có hạn của mình hay những yếu tố vay mượn từ người khác – những điều có thể nhanh chóng dẫn chúng ta tới việc lạc lối.
Nhiều nhà khoa học và nghiên cứu hiện đang đưa ra giả thuyết cho rằng Trực giác chính là hình thức trí tuệ cao nhất mà chúng ta có. Nói cách khác trực giác không còn giới hạn tới một thế giới mới hay những ý nghĩ ma thuật nữa mà ngày được thừa nhận như một cách chính đáng và hợp lý giúp đưa ra các phán quyết và quyết định.
Không có gì đáng ngạc nhiên, từ ngàn năm nay, con người đều đã được biết đến và khâm phục những quyền năng to lớn của trực giác. Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, đạo Hindu và Triết học phương Tây đều kết nối Trực giác với một mức độ nhận thức cao hơn hay Tâm hồn. Ví dụ Advaita Vedānta (một trường phái tư tưởng Hindu) đánh giá Trực giác như một trải nghiệm mà qua đó người ta có thể liên lạc và trải nghiệm Brahman (Thần Khí / Thiên Chúa).
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung cũng tin tưởng rằng trực giác là một sức mạnh mãnh liệt, ông từng viết “Trực giác mang lại một viễn cảnh (outlook) và sự nhìn thấu vào bên trong một cách sâu sắc (insight); nó vui chơi trong một khu vườn của những khả năng kì diệu”.
Cá nhân tôi thấy trực giác là “GPS của Linh hồn” – có thể giúp chúng ta khám phá mục đích cuộc sống và đưa ra các quyết định khôn ngoan và giúp dẫn dắt chúng ta tới chính xác những điều chúng ta cần.
Làm thế nào để phân biệt những suy nghĩ sợ hãi khỏi trực giác
Thật không may, chúng ta thường phổ biển nhầm lẫn tiếng nói của trực giác với tiếng nói của sự sợ hãi. Để có thể đưa ra những quyết định thông minh, thành công, khôn ngoan, yêu thương và có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của mình, chúng ta cần phải học cách phân biệt rõ ràng giữa hai giọng nói này.
Là một người có mang “một cá nhân hoài nghi mạnh mẽ”bên trong mình, tôi đã rất khó khăn để nới lỏng phần lý trí logic của mình để ủng hộ Trực giác. Là một nhà tư tưởng, tiếng nói tinh thần (mental voice) của tôi luôn khá mạnh và dai dẳng. Tôi đoán bạn cũng từng gặp khó khăn với những điều này.
Điều gì đã giúp tôi phân biệt được những suy nghĩ sợ hãi với những sự hướng dẫn trực giác và để chú ý đến mỗi tiếng nói cảm nhận được bên trong mình. Dưới đây là những sự khác biệt cơ bản giữa cả hai:
Nỗi sợ hãi:
– Cảm thấy nặng nề và tối tăm
– Sống thiên về cảm xúc (thái quá)/ Emotionally-charged
– Mơ hồ
– Khiến cho bạn cảm thấy nản lòng, quá tải, bối rối hoặc lo lắng
– Khiến cho bạn suy nghĩ và lạc lõng trong các chu kỳ (vòng tròn, lặp lại/cycles)của tư duy
Trực giác:
-Cảm thấy ánh sáng
– Không nhiều xúc cảm (Unemotional)
– Hoàn toàn trong suốt, dễ hiểu (Crystal clear)
– Làm cho bạn cảm thấy bình tĩnh, cảm hứng và một cảm giác về giải pháp (cho các vấn đề)
– Tự phát sinh và ngay lập tức cảm thấy “đúng” mà không có tư duy logic
Bằng cách chú ý đến những dấu hiệu này, bạn sẽ dần dần có thể phân biệt tư duy hoang tưởng với sự hiểu biết trực giác và sự trung lập.
Làm thế nào để tin tưởng trực giác của bạn để đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống
Trực giác mang ý nghĩa “chính xác” như cách nó được định nghĩa “Trong/In” hướng sự chú ý của chúng ta vào bên trong, và “sự giảng dạy, hướng dẫn/Tuition”. Một gia sư ở bên trong nội tại (An inner tutor) hoặc một cơ chế dạy/học giúp chúng ta tiến tới hàng ngày. Đó là một nguồn lực, được công nhận, và có tiềm năng vô hạn. – Sylvia Clare
Trực giác mà một kỹ năng sống cần thiết mà tất cả chúng ta cần học cách tinh chỉnh và phát triển – và nên học càng sớm càng tốt. Không có trực giác, chúng ta bị mắc kẹt trong mê cung của những suy nghĩ cứng nhắc, kích động hoặc ám ảnh – làm hạn chế khả năng nhìn thấu suốt của chính chúng ta. Chúng ta càng nhìn không rõ, thì khả năng chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm hoặc tồi tệ sẽ càng tăng lên.
Khi biết lắng nghe trực giác, chúng ta sẽ có được sự rõ ràng và hiểu biết sâu sắc, giúp chúng ta có những lựa chọn có lợi nhất cho cuộc sống của chính mình. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng trực giác để đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống.
Làm yên tâm trí bạn (Silence your mind)
Thông thường, tâm trí có xu hướng cướp các quy trình đưa ra quyết định của chúng ta. Mặc dù điều quan trọng nhất vẫn luôn là bạn sử dụng tư duy hợp lý, nhưng những suy nghĩ thông thường của bạn lại thường chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như định kiến, niềm tin, quá khứ, ảnh hướng từ bên ngoài (áp lực bạn bè) và nỗi sợ hãi.
Để tiếp cận được với trực giác của bạn, bạn cần phải khiến tâm trí trở nên rõ ràng. Để khiến nó trở nên rõ ràng, tôi khuyên bạn nên thực hành Thiền hoặc lắng nghe một số bài nhạc thư giãn, hoặc tập trung vào Hơi thở chánh niệm (Hít vào – nghĩ VÀO và thở ra – nghĩ RA). Rất khó để lắng nghe trực giác của bạn khi tâm trí bạn đang ở trong trạng thái căng thẳng.
Ví dụ: Bạn có thể thử thở sâu trong vài phút. Hít vào bằng mũi và cho phép bụng mình nhẹ nhàng mở rộng. Bạn có thể làm chậm hơi thở của mình xuống 4 lần bằng cách hít vào từ từ trong 4 giây, giữ trong 4 giây và thở ra trong 4 giây.
Hãy thử thực hiện bất cứ phương pháp thực hành nào khiến tâm trí của bạn thư giãn và tĩnh lặng. Chỉ khi nào bạn bình tĩnh và tập trung, bạn mới có thể tiếp cận và nắm được chính xác sức mạnh to lớn của trực giác của bạn.
Hãy tự hỏi mình “Tôi cảm thấy thế nào về quyết định này?”
Một khi tâm trí và cơ thể bạn đã được thư giãn, hay tự hỏi bản thân mình “Tôi cảm thấy thế nào về quyết định này?” – hãy chú ý cảm giác – phản ứng – hình ảnh hoặc từ đầu tiên phát sinh trong bạn. Bạn có thể nên viết ra bất cứ điều gì xuất hiện lúc đó và tiếp tục suy nghĩ về nó.
Tập trung vào cảm giác/phản ứng trong cơ thể bạn
Chúng ta không bao giờ bị lừa bởi cơ thể chính mình bởi cơ thể chúng ta không bao giờ có thể nói dối. Mặc cho câu chuyện có thể phức tạp tinh vi hay những thứ lý thuyết được chúng ta dựng nên, cơ thể chúng ta sẽ luôn luôn phơi bày sự thật của vấn đề.
Để kết nối với trực giác, hãy thử lắng nghe cơ thể bạn. Hãy suy nghĩ về quyết định bạn cần phải thực hiện và tập trung vào phản ứng của cơ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn bỏ việc, bạn có thể nhận thấy một cảm giác của sự giải thoát tràn ngập toàn bộ cơ thể của bạn (đó là một dấu hiệu bạn nên bỏ công việc mình đang làm). Ngoài ra nếu bạn đang nghĩ đến việc di chuyển đến một thị trấn nào đó, bạn có thể cảm thấy cổ và hai vai trở nên căng thẳng (điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn không nên chuyển tới đó).
Bằng cách sử dụng nhận thức chánh niệm của cơ thể, bạn sẽ có thể kết nối tự do hơn với trực giác của chính mình.
Khám phá xem liệu có phải sự sợ hãi đang tiếp nhiên liệu cho bạn
Sợ hãi có một chiêu ngụy trang giả đò nó chính là Trực giác. Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta có khuynh hướng đưa ra những quyết định tệ hại hoặc tin tưởng rằng “chúng ta đang chạy theo trực giác của mình”. Khi bạn phải đối mặt với một quyết định quan trọng, hãy thử viết xuống tất cả những lo ngại xung quanh tình huống trên một tờ giấy. Khiến cho nỗi sợ hãi của bạn hiển thị sẽ giúp bạn xác định xem tiếng nói trong bạn có đang bị thúc đẩy bởi sự Sự hãi hay đó chính là thứ Hiểu biết rõ ràng của Trực giác.
Đưa ra kết luận của bạn và sống cho cả hai kịch bản (Formulate your conclusion, and live both scenarios)
Hãy đưa ra một loạt các giải pháp và bằng tinh thần sống trong mỗi kịch bản. Hình dung về những sự lựa chọn này một cách sinh động nhất bạn có thể, sau đó chú ý đến cách bạn cảm nhận về từng lựa chọn. Lựa chọn nào cho cảm giác “đúng” nhất thì đó chính là điều bạn cần.
Đừng để áp lực định hướng bạn
Bạn có đang gây áp lực lên chính mình? Áp lực phát sinh nhằm buộc ta phải “quyết định nhanh” và nó có xu hướng ức chế dòng chảy trực giác. Trong khi trực giác có khả năng làm việc trong điều kiện căng thẳng. Nếu bạn được lựa chọn để làm một cách chậm rãi, hãy làm như vậy. Chỉ vì bạn không bị ám ảnh bởi một điều gì đó không có nghĩa là suy nghĩ không đang cố gắng để đánh lừa bạn trong tiềm thức. Đôi khi việc gạt sang 1 bên việc đưa ra quyết định sẽ giúp bạn được thư giãn, mở rộng thêm những quan điểm mới và giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với sự hiện diện của sự hiểu biết trực giác bên trong mình.
Tìm kiếm sự hướng dẫn
Khi tôi gặp khó khăn trong việc kết nối với trực giác, tôi thường nói ra một lời cầu nguyện thể hiện mong muốn tìm kiếm sự hướng dẫn từ Tâm hồn mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận trực giác của mình, hãy nói một lời cầu nguyện nhỏ tới bất cứ ai hay bất cứ điều gì bạn tin tưởng (ví du như Tâm hồn, Tinh thần, Chúa trời, đấng Allah..etc). Bạn không cần một tôn giáo để có thể cầu nguyện. Cầu nguyện là dạng năng lượng cô đặc và ý định có tác dụng giúp bạn tập trung ý chí của mình. Nói ra lời cầu nguyện một cách mạnh mẽ có thể giúp tăng cường sức mạnh trực giác của bạn.
Làm sạch Chakra – con mắt thứ ba của bạn
Nếu bạn tin vào khả năng hàn gắn của con mắt thứ ba (Chakra Healing), hãy tập trung vào cân bằng con mắt thứ 3 của bạn. Nếu bạn phải vật lộn với các vấn đề như : Các kiểu suy nghĩ tiêu cực, suy quá mức, hoang tưởng hay lo lắng – có thể bạn đang có vấn đề với chakra của mình. Có rất nhiều cách để khai thông chakra và bạn có thể đọc một số cách đó ở đây.
Bằng cách học để khiến cho tâm trí tĩnh lặng, kết nối với cơ thể, xác định nỗi sợ hãi và sự tắc nghẽn năng lượng – bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được trực giác của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.
—————–
Tác giả: Mateo Sol. Người dịch: Ayako